class="home page-template-default page page-id-4"
Scroll down

Danh mục

MOTOR-TRIAL Sự hấp dẫn của xe hai bánh

2019-01-16 02:05:39

 

Môtô biểu diễn(Motortrial) khác với những cuộc đua tốc độ như là đua môtô thể thao(road race) hay đua môtô địa hình(motorcross) là 1 cuọc thi trong đó các đấu thủ so tài với nhau bằng khả năng điều khiển xe khéo léo(không bị dừng xe hay chống chân) trên những địa hình tự nhiên khó vận hành như đá tảng hay các mặt dốc. Trong loại hình môtô biểu diễn(Motortrial) này, thì kỹ thuật điều khiển xe và khả năng giữ thăng bằng là những yếu tố hết sức quan trọng.

Năm 2008 Honda cũng đã mang đến cho khán giả VN 1 màn trình diễn Môtô biểu diễn(Motortrial) hết sức ấn tượng nhân dịp Asimo tới thăm Hànội. Và gần đây nhất, chắc hẳn trong số các bạn độc giả cũng có người đã có dịp thưởng thức màn Môtô biểu diễn(Motortrial) do các tay đua chuyên ngiệp tới từ NHật bản trình diễn trong chương trình “Be U cuối năm” vào ngày 31 tháng 12 vừa qua tại Tp HCM.

Đối với Honda, việc nâng cao kỹ thuật điều khiển và vận hành xe liên quan mật thiết tới niềm vui khi sử dụng cũng như yếu tố an toàn nên Honda luôn khuyến khích sự phát triển của môn thể thao này.

Lịch sử môn Môtô biểu diễn(Motor-trial)

Môtô biểu diễn(Motortrial) theo đúng nguyên văn của tên gọi là Trial=Thử thách. Môn thể thao này hiện đang rất thịnh hành tại châu Âu(đặc biệt là Anh và Tâybannha) và Nhậtbản. Mặc dù không có tài liệu chính thức nào về thời điểm bắt đầu của môn thể thao này nhưng Môtô biểu diễn(Motortrial) được coi là bắt nguồn như là 1 thú chơi xe của giới quý tộc Anh vào những năm đầu thế kỷ 20 cùng thời điểm với sự ra đời của xe gắn máy.

Giải vô địch Môtô biểu diễn toàn thế giới(WCT) được chính thức bắt đầu từ năm 1975. Ngoài giải đấu này thì còn nhiều giải đấu khác cho môn thể thao này như giải Trial des Nation(cho các đội đua đến từ nhiều nước) được bắt đầu từ năm 1984 hay giải vô địch Môtô biểu diễn trong nhà(INDOOR TRIAL WORLD CHAMPIONSHIP)được bắt đầu từ năm 2001.

Tại các giải đấu này, cùng với sự phát triển của các đời xe mới cũng như sự tiến bộ trong kỹ thuật điều khiển xe của các tay đua, trong những năm gần đây độ khó của các chướng ngại vật cũng ngày càng được nâng cao.

Và trong những giải đấu đó tất nhiên không thể thiếu sự góp mặt của Honda-nhà sản xuất xe gắn máy hàng đầu thế giới. Tại giải Giải vô địch Môtô biểu diễn toàn thế giới(WCT) 2009, với chiếc“Montesa COTA 4RT(RTL250)”được trang bị động cơ 4 thì đầy uy lực, REPSOL MONTESA HONDA(Honda Tâybannha) đã năm thứ 3 liên tiếp giành được giải Nhà sản xuất của năm(Manufacturers title).

Trong các môn môtô thể thao, Môtô biểu diễn có những ưu điểm riêng mà các môn khác không có. Do vận hành với tốc độ thấp và nội dung thi đấu là biểu diễn cá nhân đơn lẻ trên chướng ngại vật nên mối nguy hiểm từ các chấn thương nặng hay tai nạn liên hoàn cũng rất thấp. Thậm chí nếu lựa chọn được cho mình cấp độ phù hợp thì ngay cả những người có tuổi vẫn có thể tiếp tục chơi môn thể thao này.

Nhờ những ưu điểm riêng đó, gần đây nhu cầu giải trí hoạt động thể thao lành mạnh bằng những cuộc thi Môtô biểu diễn cũng ngày càng tăng.

Qua những cuộc thi mang tính tự phát, phong trào hay những hoạt động dã ngoại bằng Môtô biểu diễn diễn ra ở nhiều nơi thu hút đông đảo tham gia, có thể thấy rằng những người yêu thích môn Môtô biểu diễn ngày đang nhiều lên.

Đặc trưng của những chiếc Môtô biểu diễn(Motor-trial)

Nhưng chiếc Môtô biểu diễn(Motor-trial) được thiết kế, chế tạo 1 cách chuyên biệt, khác hoàn toàn so với những chiếc xe gắn máy mà các bạn vẫn thường thấy. Chỉ có phần thiết kế cơ bản nhất của xe gắn máy là vẫn được giữ nguyên còn các bộ phận khác đều được đơn giản hóa hoặc giảm trọng lượng tối đa.Ngay cả, chiếc yên cũng được giản lược đến mức gần như không có. Đó là bởi vì Môtô biểu diễn(Motor-trial) chủ yếu được điều khiển khi người lái đứng trên xe(đứng trên thanh để chân) nên yên cũng phải thu nhỏ đến mức có thể để không anh hưởng tới tư thế, thao tác của người lái.

Lốp của Môtô biểu diễn(Motor-trial) thường là loại lốp gai với lớp vân lốp lồi lõm đặc trưng. Tuy nhìn như vậy nhưng những chiếc lốp này khá mềm để thích ứng được với nhiều loại bề mặt chướng ngại khác nhau. Và áp suất lốp cũng được đặt ở mức thấp hơn khá nhiều so với thông thường(có thể dễ dàng ấn được bằng tay) nhằm giúp tăng diện tích tiếp xúc để đạt được lực bám cao tại các địa hình hay bề mặt đặc biệt.

Hệ thống giảm sóc được thiết kế với hành trình ngắn nhằm truyền những thao tác của người lái 1 cách nhanh nhất tới lốp xe giúp người lái có thể giữ thăng bằng trên xe qua những thao tác hết sức tinh tế.

Đặc trưng của động cơ là loại động cơ 4 thì có khả năng tăng tốc cực nhanh từ những khoảng tốc độ thấp. Ngoài ra, gầm động cơ còn được trang bị tấm bảo vệ lớn nhằm đối phó với những sự va đập với những vật chướng ngại cũng như đá… Cần số cũng được thiết kế xa ra khổi vị trí thanh để chân nhằm tránh bị chạm vào giầy của người lái khi không chú ý.

Thanh để chân được đặt ở vị trí cao giúp tạo nên trọng tâm trên cao khi người lái đứng trên xe. Với trọng tâm trên cao như vậy, người lái có thể thể hiện được kỹ thuật vượt chướng ngại vật hết sức tinh tế đặc trưng của môn Môtô biểu diễn(Motor-trial) chỉ bằng những di chuyển trọng tâm của cơ thể.

Những thể lệ của cuộc thi Môtô biểu diễn(Motor-trial)

Cuộc thi Môtô biểu diễn(Motor-trial) được diễn ra dựa trên tính điểm theo từng khu chướng ngại(thông thường là vượt 2-3 lần qua 10-15 khu chướng ngại) trong thời gian thi đấu quy định trước(tùy từng chặng hay cuộc thi có thể khác nhau nhưng đối với WTC là 5-6 tiếng). Cách tính điểm là trừ điểm lỗi trong mỗi khu chướng ngại.

Trong khi vượt chướng ngại, lần chạm chân thứ1bị trừ1 điểm, lần thứ 2 bị trừ 2 điểm, còn từ lần thứ 3 trở lên thì đều bị trừ 3 điểm.Các trường hợp: 1. Rơi, đổ xe ra ngoài khu chướng ngại được quy định, 2. Xe bị tắt máy và chạm chân, 3. Không vượt qua khu chướng ngại trong thời gian quy định(với WTC là 1phút30 giây còn Vôđịch toàn NHậtbản là 1 phút), 4. Xe bị lộn lại trong khu chướng ngại .. đều bị trừ 5 điểm. Bỏ cuộc giữa chừng cũng bị trừ 5 điểm.

 

Những kỹ thuật cơ bản trong Môtô biểu diễn(Motor-trial)

Sau đây, tôi xin giới thiệu 1 số kỹ thuật cơ bản thường được sử dụng khi trình diễn. 

Giữ thăng bằng(Standing)

Đây là kỹ thuật cơ bản trong Môtô biểu diễn(Motor-trial) khi người lái đứng trên xe giữ xe thăng bằng ở trạng thái tĩnh.

Trong khi thi đấu Môtô biểu diễn(Motor-trial), mỗi lần chạm chân đều bị trừ điểm nên có thể nói rằng đây đây là kỹ thuật cơ bản nhất trong môn thể thao này.

Đi bằng 1bánh sau(Willy)

Nhấc bánh trước, chỉ vận hành bằng bánh sau nhờ thao tác tay ga và phanh sau.

Khác với môtô thể thao, kỹ thuật này trong Môtô biểu diễn(Motor-trial) thường không cần tốc độ cao.

Bốc đầu ngược(Giant willy)

Sau khi đi bằng 1 bánh sau(willy), bánh trước được tiếp tục nâng cao tới mức chắn bùn sau gần như chạm đất và xe vuông góc với mặt đất.

Nhấc bánh sau(Jack knife)

Khi xe đang vận hành bình thường, bằng thao tác phanh, bánh sau được nhấc lên. Lúc này, chiếc xe như 1 con dao ghim xuống mặt đất nên kỹ thuật này được đặt tên là Jack-knife

Đi bằng bánh trước

Là kỹ thuật chạy xe khi đang nhấc bánh sau.
Khi xe đang vận hành bình thường, bánh sau được nhấc lên khỏi mặt đất trong chi xe vẫn chuyển động.

Kỹ thuật xoay vòng bằng bánh trước(Jack-knife turn).

Là kỹ thuật xoay vòng bánh sau 180 độ khi đang đi bằng bánh trước.

Xoay vòng trên không(Air turn)
Là kỹ thuật nhấc đồng thời cả 2 bánh và xoay vòng trên không từ 90-180 độ.

Mặc dù, tất cả các kỹ thuật trên đây đều là những kỹ thuật cơ bản trong Môtô biểu diễn(Motor-trial) nhưng cũng là những kỹ thuật hết sức khó đòi hỏi sự đào tạo căn bản và dày công luyện tập.

Honda RTL260F

RTL260F là thành tựu mới nhất của Honda trong dòng xe Môtô biểu diễn(Motor-trial). Với động cơ đầy uy lực từ dòng xe trước RTL250F ccộng với công nghệ phun xăng điện tử(PGM-FI) lần đầu đầu tiên được áp dụng mang đến cho RTL260F 1 sự kết hợp hoàn hảo.

Các cảm biến luôn cập nhật các thông số về điều kiện bên ngoài, trạng thái của xe để bộ vi xử lý trung tâm(ECU) tính toán tỉ số nén tối ưu giúp nâng cao khả năng khởi động và vận hành ổn định của động cơ. Nhờ đó, những gánh nặng của tay đua cũng được giảm bớt giúp nâng cao tính cạnh tranh trong thi đấu.

Ngoài ra, bộ vành của xe cũng được giảm 300g trọng lượng so với RTL250F. Có thể nói rằng RTL260F đáp ứng tới mức cao nhất nhu cầu của các tay đua đối với 1 chiếc xe có trọng lượng nhẹ, vận hành nhẹ nhàng và khả năng vượt chướng ngại vật ưu việt.

Qua phần giới thiệu trên đây, các bạn có thể thấy Môtô biểu diễn(Motor-trial) có rất nhiều sự khác biệt so với những cuộc đua môtô tốc độ mà các bạn vẫn biết tới. Nhưng cũng nhờ đó mà môn thể thao này có khả năng xâm nhập cao, đáp ứng được sở thích và sự đam mê của người sử dingj xe gắn máy với đối tượng đa dạng hơn.